Thu hút đầu tư thứ sáu, 13 10 2023 16:16

Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk R’lấp năm 2023 - 2024


Ngày 13/10/2023, UBND huyện Đắk R'Lấp ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk R’lấp năm 2023 - 2024

I. YÊU CẦU

- Kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển kinh tế tập thể năm 2023 -2024 phải gắn liền kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025 của huyện.

- Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp được xuất phát từ nhu cầu chung, thực tế của các thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội; theo đúng các giá trị và nguyên tc cơ bản của hợp tác xã nông nghiệp, đồng thời có tác động trực tiếp đối với thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển đồng thời số lượng và chất lượng của các thành phần kinh tế tập thể, tạo nền tảng trong hoạt động phát triển lâu dài; tạo doanh thu, thu nhập ổn định cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và các thành viên, đẩy mạnh cạnh tranh sản phẩm, thúc đy hợp tác phát triển, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập và đời sống cho các thành viên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp năng động, hiệu quả góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói gim nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp. Thu hút đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp và huy động ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với hợp tác xã nông nghiệp. Tăng cường hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh và khả năng thích nghi trong bi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp ln thứ tư và biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đu đến cuối năm 2024, hỗ trợ thành lập mới 5 hợp tác xã nông nghiệp trở lên.

- Số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm khoảng 25% /tổng số hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ một số hợp tác xã nông nghiệp đạt chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Viet GAP, Viet GAHP, hữu cơ, RA,…, chứng nhận chất lượng (HACCP, ISO….), thiết kế mẫu bao bì, truy xuất nguồn gốc.

- Lựa chọn, hỗ trợ, nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới hiêu quả tại các địa phương.

- Phối hợp lựa chọn các sản phẩm của các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, hội nghị quảng bá, gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của tỉnh qua đó kết nối cung - cầu giữa hợp tác xã nông nghiệp với Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Duy trì, cng cố và nâng cao hoạt động cho các hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện; đồng thời xử lý dứt điểm tình trạng các hợp tác xã nông nghiệp không hoạt động và các hợp tác xã nông nghiệp chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã 2012.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí, vai trò, bản chất, tầm quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện mới, đặc biệt vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới đến các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nhằm tạo sự chuyn biến về nhận thức, nâng tm tư duy và tạo quyết tâm cao của các ngành, các cấp về nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

- Thường xuyên nắm bắt và kịp thời đưa tin về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể; phổ biến thông tin về Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, các chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế tập thể với quy mô sâu rộng. Xây dựng các nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú; tuyên truyền các mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình tiên tiến, làm ăn hiệu quả trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, tạo sức hút để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, liên kết với hợp tác xã nông nghiệp và làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

2. Thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp theo quy định

2.1. Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm:

- Hỗ trợ hợp tác xã xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế, chế biến…. mua sắm các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên.

- Hỗ trợ xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt (bao gồm: Cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, đập dâng, kênh, bể chứa nước, công trình trên kênh và bờ bao các loại, hệ thống cấp nước đầu mối phục vụ tưới tiết kiệm; đường trục chính giao thông nội đồng).

2.2. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

- Hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị, gian hàng triển lãm chuyên Ngành nông nghiệp tổ chức thường niên nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tnh từ đó giúp hợp tác xã nông nghiệp kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ.

2.3. Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

- Hỗ trợ phát triển thương mại điện t: Phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện đưa sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử.

- Hỗ trợ đầu tư khoa học - công nghệ (tranthiết bị, vật tư) cho các hợp tác xã nông nghiệp: hỗ trợ trang thiết bị, vật tư thúc đẩy phát triển sản xuất cho hợp tác xã nông nghiệp đáp ứng điều kiện phát triển sản xuất hướng đến nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho thành viên và người lao động góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Phối hợp với các đơn vị đề xuất hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình khuyến công để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng sản phẩm.

- Đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã đạt chứng sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, Viet GAHP, hữu cơ…; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã. Tổ chức, vận động, hỗ trợ cho hợp tác xã nông nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ theo các hình thức: trang trại, doanh nghiệp tham gia hợp tác xã; hợp đồng liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp với doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm OCOP của hợp tác xã nông nghiệp, phát triển ý tưởng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã bao bì.

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể

-  Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng của kinh tế tập thể như: Rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động không hiệu qu; xử lý dứt điểm các hợp tác xã nông nghiệp ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật.

- Đổi mới hình thức hoạt động của khu vực kinh tế tập thể; phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự ch, tự chịu trách nhiệm của thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể. Khuyến khích mở rộng thành viên, đa dạng hoá các loại thành viên trong tổ chức kinh tế tập thể (thành viên chính thức và thành viên liên kết) tùy theo nhu cầu, khả năng đóng góp và mức độ tham gia.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp

- Tăng cường trách nhiệm của các thành viên trong Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể cấp huyện; tăng tính trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; chủ động đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp.

- Vận động các hợp tác xã nông nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong hợp tác xã nông nghiệp.

- Tạo điều kiện cho kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện; hướng dẫn đy đủ các ưu đãi về thuế và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định.

- Lồng ghép việc hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong các Chương trình đề án như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…. tạo nguồn lực đủ mạnh cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển.

IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Ngân sách huyện;

- Lồng ghép từ các chương trình, đề án khác;

- Đối ứng của Hợp tác xã.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao cho hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã hồ sơ, thủ tục chứng nhận tiêu chuẩn Viet GAP, Viet GAHP, hữu cơ…; truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã. Tổ chức, vận động, hỗ trợ cho hợp tác xã nông nghiệp xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi liên kết.

- Hỗ trợ tư vấn phát triển các sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, phát triển ý tưởng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã bao bì.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ nguồn kinh phí cho các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về đầu tư kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào chế biến và sản xuất.

- Tư vấn, hỗ trợ cho các hộ dân, nhóm đồng sở thích, tổ hợp tác về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và hồ sơ, thủ tục thành lập hợp tác xã.

- Phân loại, đánh giá hợp tác xã theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phân loại và đánh giá Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát lại các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động không hiệu qu; xử lý dứt điểm các hợp tác xã nông nghiệp ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trưng bày sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp khi có các sự kiện, hội trợ, triển lãm, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiêu sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương, kết nối cung cầu.

2. Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Tham mưu cho UBND huyện bố trí, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp.

- Cân đối và bố trí kinh phí cho việc thực hiện các chương trình, dự án, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đồng thời thực hiện lồng ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu Quốc gia.

- Tham mưu giải thể dứt điểm các hợp tác xã nông nghiệp ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật.

3. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ, đề xuất các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tham gia chương trình khuyến công. Hỗ trợ triển khai công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất thông qua công tác thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất trưng bày sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp khi có các sự kiện, hội trợ, triển lãm, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiêu sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương, kết nối cung cầu.

4. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn.

Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về vị trí vai trò của kinh tế tập thể, lợi thế, lợi ích của việc hợp tác liên kết trong sản xuất. Thường xuyên nắm bắt và kịp thời phổ biến về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể. Tuyên truyền các mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình tiên tiến, làm ăn hiệu quả trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, tạo sức hút để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, liên kết với hợp tác xã nông nghiệp và làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk R’lấp năm 2023 – 2024. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất UBND huyện (Thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện) để xem xét, chỉ đạo thực hiện./.


Bản in


Xem danh sách chi tiết



Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
0
4
0
3
9
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
3
7