Văn hóa Xã hội thứ hai, 21 10 2019 10:14

Người lưu giữ hương vị rượu cần của người M’ Nông


Học cách làm rượu cần từ cha mẹ khi còn nhỏ, song chỉ đến khi lập gia đình, chị Thị Hà Ri Na, người dân trong vùng hay gọi bằng cái tên thân mật là Na hiện đang sinh sống tại Bon Buzara xã Nghĩa Thắng mới bắt tay vào làm rượu cần. Tuy không quảng cáo rộng rãi nhưng vì chất lượng rượu làm ra rất thơm ngon, giá cả phải chăng nên được nhiều khách hàng tìm đến mua. Và chị là người đầu tiên của Bon đưa hương vị rượu cần của người Tây Nguyên đến với người dân trong và ngoài huyện. Đây còn là một hình thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của người M’Nông.

Không chỉ muốn giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc M’Nông, chị Na còn muốn phát triển để rượu cần trở thành hàng hóa mang lại cuộc sống ổn định cho chính bà con dân tộc trong bon.

Những ngày này, chị “Na” đang tất bật chuẩn bị những ché rượu cần để bán cho khách trong, ngoài huyện. Đồng thời chuẩn bị để bán phục vụ dịp tết nguyên đán 2020 sắp tới. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được bố mẹ chỉ cho các quy trình, “bí kíp” làm nên một ché rượu cần ngon. Lúc đầu chỉ làm phục vụ trong sinh hoạt gia đình và bán cho bà con trong Bon với số lượng chừng 30 ché. Dần dà, tiếng lành đồn xa, khi sản phẩm được nhiều người biết đến chị làm với số lượng lớn để bán cho những ai có nhu cầu. Theo chị Na, để làm ra được một ché rượu cần ngon bao gồm nhiều công đoạn. Chất lượng của rượu cần phụ thuộc vào khâu đầu tiên là men rượu. Để có được men rượu ngon, thì chị sử dụng vỏ cây rừng An muoth phơi khô say nhuyễn.  Đây là loại vỏ cây giúp cho rượu ngon, ngọt và giữ trọn được hương vị đặc trưng vốn có của rươu cần. Gạo thì chị tự trồng, nhìn chung các sản phẩm được chị sử dụng hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng

Rượu cần được  ưa chuộng do hương vị đặc trưng từ nguyên liệu ‘‘đầu  vào’’

Cũng theo chị Na, rượu cần bán được nhiều nhất chủ yếu vào dịp tết. Mỗi năm bình quân chị bán được khoảng 100 ché rượu cần. Ché được chia làm 04 loại gồm ché 5 lít đến 20 lít tương đương với 350 ngàn đến 1 triệu 300 ngàn đồng. Khoảng ba tháng sau là rượu chín, nhưng để càng lâu thì càng thơm ngon, nước rượu càng ngọt, nồng chứ không bị chua hay đắng. Những ché rượu cần do chính tay chị ủ có hương vị đậm đà, cay cay và ngọt ngào khi thưởng thức nên được mọi người ưa chuộng.

Để lưu giữ những giá trị tốt đẹp của người M’Nông chị Na sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm để làm ra những chén rượu cần thơm ngon đến với ai có nhu cầu, nhất là các bạn trẻ trong Bon. Điều đáng mừng là việc nấu rượu cần bán đã mang lại cho gia đình chị thu nhập đáng kể, mà quan trọng hơn đó là gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Bởi trong các hoạt động lễ hội của người M’nông luôn có sự hiện diện của ché rượu cần nhất là trong các nghi lễ truyền thống mang lại sự đầm ấm, đoàn kết cho người M’Nông./.

                                                Ngô Tấm – Khánh Hiền


Bản in



Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
0
4
0
3
9
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
3
7