Thông tin chỉ đạo điều hành thứ bảy, 22 06 2024 15:07

Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp


Ngày 21/6/2024, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về việc Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm truyền thống, đặc trưng khác biệt, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

- Đánh giá, xếp hạng sản phẩm là để định vị, hoàn thiện, phát triển nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm đặc trưng chủ lực của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; giới thiệu quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế tậo thể, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, các địa phương phải xác định rõ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Việc thực hiện phải bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm; vận dụng tốt các cơ chế chính sách, các nguồn lực khác để ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia; không trùng lắp với các nội dung, mục tiêu của các chương trình, dự án, đề án có liên quan của Trung ương và địa phương đã ban hành. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP phải đúng mục đích, đúng các quy định hiện hành và hiệu quả.

          II. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn trên địa bàn huyện để nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển nghề truyền thống, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

          - Phát triển chương trình OCOP là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm chỉ tiêu “Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm sâu rộng trong toàn xã hội.

- Khắc phục những sản phẩm yếu kém, từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm; phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương; liên kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất gắn với thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu cấp tỉnh, quốc gia. Xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu OCOP của huyện trở thành thương hiệu mạnh trên phạm vi cả tỉnh và cả nước.

          1. Mục tiêu cụ thể

- Tiến hành đánh giá, công nhận lại đối với 02 sản phẩm (Hạt điều rang muối của Công ty TNHH Hồng Đức;  Cà phê Natural Toàn Hằng của doanh nghiệp tư nhân Toàn Hằng).

          - Công nhận thêm 10 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên đề nghị tỉnh đánh giá xếp hạng sản phẩm.

- Tư vấn, hỗ trợ từ 8 đến 10 tổ chức kinh tế (tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP.

          - Đánh giá, lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để hình thành và phát triển thành các sản phẩm OCOP tại các xã thực hiện bộ tiêu chí xã nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025.

- Xây dựng các clip, phóng sự, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP, phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình, các bài tuyên truyền về Chương trình OCOP, đăng tải trên các phương tiện truyền thông; tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung tham dự các kỳ xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP.

- Đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao tiếp tục duy trì và phát triển thêm các sản phẩm mới.

- Tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế (cơ sở kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) để tham gia Chương trình OCOP cho các năm tiếp theo.

- Phối hợp cùng các Sở, ban ngành của tỉnh phát triển thêm các điểm bán hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện, tại các sàn giao dịch của tỉnh, các siêu thị, các điểm du lịch, khách sạn …..

- Nâng cao hoạt động Gian hàng trưng bày sản phẩm huyện Đắk R’Lấp.

- Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh có sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng OCOP liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ, quy mô lớn, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.

- Hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng: tư vấn phát triển sản phẩm, xây dựng hồ sơ sản phẩm; tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì sản phẩm, in tem; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP; lắp đặt các bảng nhận diện OCOP và các nội dung về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên…

III. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp huyện đến cấp xã, thôn; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các Cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang…).

- Tổ chức các Hội nghị triển khai các kế hoạch năm, giai đoạn của Trung ương và của tỉnh, huyện; tuyên truyền, hướng dẫn bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý điều hành Chương trình OCOP các cấp; các chủ thể có sản phẩm OCOP và các đơn vị có sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng OCOP.

- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng, tập huấn của Chương trình OCOP với các lồng ghép có hiệu quả các nội dung bồi dướng, tập huấn của Chương trình OCOP với các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình khuyến nông, chương trình khuyến công và chương trình xây dựng Nông thôn mới.

2. Tập trung chuẩn hóa, nâng cấp và phát triển sản phẩm OCOP

- Chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương bằng việc xây dựng bộ công cụ hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP.

- Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 3 sao trở lên) gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch để đa dạng hóa sản phẩm, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa lịch sử, nghề truyền thống và kinh nghiệm sản xuất của địa phương; thúc đẩy và khuyến khích các phòng trào phụ nữ, thanh niên, tri thức trẻ, các chủ thể đã có sản phẩm tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đặc thù gắn với địa phương tham gia Chương trình OCOP.

3. Công tác đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP

- Trên cơ sở Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm được Trung ương ban hành; Hội đồng OCOP huyện rà soát, lựa chọn các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP từ cơ sở theo đúng quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; ưu tiên các sản phẩm mới, sản phẩm chế biến và chế biến sâu, sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm quà tặng, sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, sản phẩm có sự tham gia của cộng đồng. Đồng thời tổ chức đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định.

- Hội đồng OCOP huyện tiến hành rà soát hồ sơ, tổ chức đánh giá, phân hạng theo quy định; tổng hợp hồ sơ trình Hội đồng OCOP tỉnh đánh giá, phân hạng.

4. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

- Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

- Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản của huyện.

- Tổ chức các hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội chợ phiên trên địa bàn các xã, thị trấn; lồng ghép trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP trong các chương trình hội nghị của tỉnh, huyện tổ chức.

5. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng

- Ưu tiên đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

6. Chuyển đổi số trong Chương trình OCOP

- Hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể tham gia các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

- ng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông đa phương tiện về Chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý nhà nước; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chương trình OCOP.     

          IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

          - Nguồn vốn từ ngân sách địa phương.

          - Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn huyện.

          - Nguồn vốn huy động từ cộng đồng.

- Đối với các nhiệm vụ thuộc chức năng, đề nghị cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên được giao hằng năm để triển khai thực hiện. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo đúng quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2024, chỉ đạo các địa phương hoàn thiện và phát triển sản phẩm trong năm 2024. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hỗ trợ thực hiện Chương trình tại các xã, thị trấn.

- Chủ trì triển khai các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các đề án hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế đã được phê duyệt để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thiện và phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức Đoàn khảo sát sản phẩm đặc trưng, thế mạnh trên địa bàn huyện; phối hợp, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình và quản lý các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.

- Hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng: tư vấn phát triển sản phẩm, xây dựng hồ sơ sản phẩm; tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì sản phẩm, in tem; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP; lắp đặt các bảng nhận diện OCOP và các nội dung về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên…

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình OCOP trong phương án phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các ngành, xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền… nhằm thực hiện tốt Chương trình OCOP.

2. Phòng Kinh tế - Hạ tầng

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại. Phối hợp xây dựng các trung tâm, điểm bán hàng OCOP trên địa bàn huyện. Tổ chức các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, hội chợ… để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghề trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP. Bố trí sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm hỗ trợ các tổ chức kinh tế nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm.

- Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xây dựng, quản lý nhãn hiệu, mẫu mã bao bì sản phẩm hàng hoá, đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sản phẩm.

- Lồng ghép các hoạt động của ngành gắn với việc thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn huyện (hỗ trợ máy móc thiết bi, hỗ trợ kiến thức kinh doanh, phát triển thị trường, hỗ trợ bao bì sản phẩm…).

- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đánh giá xếp hạng sản phẩm.

3. Phòng Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Thực hiện quản lý các sản phẩm thuộc lĩnh vực phòng quản lý.

- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.

- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.

3. Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hoá – Thể thao và Truyền thông

- Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế  mạnh của huyện.  Tăng chuyên mục, thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP; thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, khảo sát các địa điểm thuộc Nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch và hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của huyện; hỗ trợ các địa phương phát triển các Làng Văn hóa du lịch, xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp và NTM;…

- Xây dựng các clip, phóng sự, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP, phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình, các bài tuyên truyền về Chương trình OCOP, đăng tải trên các phương tiện truyền thông; tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung tham dự các kỳ xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP.

- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thành lập trang web, trang/nhóm điện tử thông qua mạng xã hội facebook, zalo,… nhằm tuyên truyền và mở rộng giao dịch các sản phẩm OCOP lan tỏa rộng khắp thị trường; tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP. Hỗ trợ các chủ thể đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

          - Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình.

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Lồng ghép tổ chức đào tạo các ngành nghề liên quan đến Chương trình OCOP vào Kế hoạch đào tạo nghề hàng năm của huyện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh nhằm phục vụ nâng cao hiệu quả của Chương trình.

- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP.

6. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Trên cơ sở các đề xuất kiến nghị, kế hoạch của các đơn vị tiến hành tổng hợp, cân đối, lồng ghép các nguồn vốn, chương trình dự án, tham mưu UBND huyện phân bố kinh phí để thực hiện và hướng dẫn công tác thanh quyết toán theo quy định của luật ngân sách và Điều 13, thông tư 53/2022/TT-BTC Quy  định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp tư ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025.

7. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động chủ thể OCOP; hướng dẫn thực hiện các nội dung về môi trường trong đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP.

8. Các Phòng, ban ngành liên quan

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các ngành thực hiện lồng ghép các hoạt động để phục vụ việc tổ chức thực hiện Chương trình OCOP góp phần sản xuất các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho các tổ chức kinh tế và người dân trên địa bàn.

          9. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Các tổ chức đoàn thể huyện

- Đề nghị cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đăk R’Lấp và các tổ chức chính trị - xã hội huyện (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,…) tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP; tư vấn, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chu trình OCOP thường niên theo Chương trình đã được phê duyệt và theo hướng dẫn của các cơ quan cấp huyện từ bước nhận ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm, phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn.

- Bố trí, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chương trình.

10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn (cấp xã)

- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP.

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

- Rà soát, khuyến khích, hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký ý tưởng, chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ lao động địa phương, tỷ lệ sử dụng nguồn nguyện liệu địa phương và các nội dung liên quan đến chính quyền địa phương.


Bản in


Xem danh sách chi tiết



Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
0
4
0
3
9
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
3
7