Tổng quan thứ sáu, 09 08 2019 10:37

Giới thiệu chung


Đắk R’lấp là huyện nằm phía Nam của tỉnh Đắk Nông, trung tâm huyện cách thị xã Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14, nơi tiếp giáp giữa Tây Nguyên và Nam Bộ. Huyện Đắk R’lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp thị xã Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Đắk R’lấp là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông. Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản dưới lòng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bôxít lộ thiên, với trữ lượng lớn ở Nhân Cơ, Nhân Đạo, Đăk Wer, Nghĩa Thắng,…).

 

Thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R'lấp

Lịch sử hình thành

 

Từ 1986, Đắk R’lấp trở thành đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk; từ 2004, trở thành một huyện của tỉnh Đắk Nông; năm 2007, huyện Đăk R’lấp chia tách thành huyện Tuy Đức và huyện Đăk R’lấp. Trải qua nhiều lần chia tách huyện và các xã, đến nay Đắk R’lấp có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn (Kiến Đức - huyện lị) và 10 xã (Quảng Tín, Đắk Wer, Nhân Cơ, Kiến Thành, Nghĩa Thắng, Đạo Nghĩa, Đắk Sin, Hưng Bình, Đắk Ru, Nhân Đạo) với 104 thôn, bon, tổ dân phố.

Văn hóa

Những năm gần đây, kho tàng văn hóa phi vật thể của đồng bào M'Nông trong tỉnh Đắk Nông đã được sưu tầm; trong đó, Đắk R’lấp là nơi lưu giữ nhiều tài sản văn hóa quý giá của người M'Nông. Bên cạnh các trường ca, truyện cổ, luật tục đã được ghi chép lại, trên địa bàn huyện còn phát hiện được nhiều di vật khảo cổ có giá trị như các bộ cồng chiêng cổ, các công cụ đá, đồ trang sức bằng đá của người tiền sử tìm thấy ở di chỉ Đắk R'Tih (nay thuộc huyện Tuy Đức) và di chỉ Kiến Đức. Đặc biệt là bộ Goong Lú (đàn đá) có niên đại từ thiên niên kỷ I trước Công nguyên đã tìm thấy tại suối Đắk Kar (thuộc bon Bù Bir - xã Quảng Tín). Hiện nay, các ngành chức năng của huyện đã tổ chức các lớp học đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm… thuê các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm đến truyền dạy lại cho các học viên là các thanh niên của các bon làng nhằm giữ gìn nét văn hoá truyền thống của dân tộc.


Bản in


Xem danh sách chi tiết



Liên kết Website

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
0
4
0
3
9
0

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
3
7